3 tiếng là “thời gian vàng” để xử trí đột quỵ nhưng đáng tiếc, hiện chỉ có khoảng 5% người bị đột quỵ được đưa đến cơ sở y tế sớm vì người nhà thường chủ quan, tỷ lệ người bị ngày càng trẻ hóa là nguyên nhân bất ngờ nhất.
Đột quỵ không 'chừa' người trẻ tuổi, khỏe mạnh
Mấy tuần qua, nhiều người cảm thấy khá băn khoăn, lo lắng, thậm chí "bội thực" vì thông tin các trường hợp người trẻ đột quỵ do tắm đêm, vận động mạnh, hoặc do cảm xúc bị kích thích tột độ… xuất hiện nhan nhản trên nhiều các trang báo, trang mạng xã hội. Điều này phần nào cho thấy giới trẻ hiện nay đang "cậy" sức khỏe và tuổi trẻ của mình như thế nào.
Đột quỵ là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tàn tật và phổ biến thứ ba gây tử vong tại Việt Nam. Mỗi năm, khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Mặc dù nhiều người may mắn sống sót sau cơn đột quỵ, nhưng họ vẫn phải chịu các di chứng nặng nề, thậm chí là mất khả năng lao động, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Thông thường, đột quỵ thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên, tuy nhiên độ tuổi đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Cụ thể, tỷ lệ người trẻ và người trung niên chiếm khoảng một phần ba tổng số các trường hợp đột quỵ. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó số nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. Vì vậy, việc tăng cường khả năng tiếp cận các thông tin về phòng ngừa và điều trị bệnh đột quỵ trở nên rất cần thiết và quan trọng.
Trước kia, dường như đột quỵ là bệnh lý chỉ thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng nay điều này đã thay đổi khá rõ rệt. Ở người trẻ, dù không có các bệnh lý nền như đái tháo đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu hay thừa cân béo phì…
Vì sao đột quỵ có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi?
- Ăn uống không lành mạnh: Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo như thức ăn nhanh, nội tạng động vật, thực phẩm ngọt nhiều đường, … có nguy cơ khiến mỡ máu tăng cao. Đồng thời những tác nhân này sẽ bám vào thành mạch máu rất dễ khiến gây tắc nghẽn. Trong khi đó, những thực phẩm trên là một trong những món sở trường của giới trẻ hiện nay và là nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi hàng đầu.
- Uống nhiều bia rượu: Chất cồn trong rượu bia là một trong những nguyên nhân gây tăng khả năng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Kết hợp với bia rượu là việc sử dụng đồ nhậu nhiều dầu mỡ, chất béo khiến cho nguy cơ mắc bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi ngày càng cao. 90% các cơn đột quỵ xảy ra đều do điều này.
- Làm việc quá sức: Khi làm việc quá sức sẽ gây những áp lực lớn lên não. Trong môi trường sống hiện đại, giới trẻ có xu hướng theo đuổi công việc cộng với những áp lực, căng thẳng khiến cho huyết áp tăng cao, cơ tim co bóp mạnh. Khi dòng máu chảy về não tăng đột ngột gây nguy cơ hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết não.
- Tình trạng thừa cân: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây nên tình trạng thừa cân ở giới trẻ. Khi cơ thể tiêu thụ lượng thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo thì nguy cơ tăng cân ngày càng cao. Đặc biệt với dân văn phòng, do tính chất công việc ít vận động khiến cho cân nặng tăng không kiểm soát dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ.
- Lười vận động: Một trong những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là do lười vận động. Đây là lý do các bác sĩ khuyến cáo người trẻ phải chăm tập thể dục. Hoạt động nhiều khiến cho cơ thể đánh tan mỡ thừa, giải độc cơ thể, giảm mỡ máu và giúp ổn định cân nặng, giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi.
Nếu bạn cũng đang lo lắng cho sức khỏe của mình và muốn biết liệu mình có nguy cơ bị đột quỵ hay không, hãy thử ngay kiểm tra xem mình có những triệu chứng này không nhé: Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm: 1. Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó. 2. Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. 3. Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. 4. Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động. 5. Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. 6. Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.
. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và có được cảm giác an tâm nhất, bạn vẫn nên điều chỉnh lại lối sống của mình sao cho khoa học và đến thăm khám tại bệnh viện để có sự hướng dẫn cụ thể và chính xác nhất của bác sĩ chuyên khoa.
Nguồn: Tổng hợp